UAE Media Agency

Lipid là chất béo dạng sáp có ở trong máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào và cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. 

Roi Loan Mo Mau Lipid Mau Momaucao Online

Ảnh minh họa: mỡ máu trong mạch máu

Lipid máu hiểu thế nào?

Cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) là hai loại lipid nhiều nhất gây ra các tình trạng bệnh tật. Cụ thể:

+ Cholesterol LDL: được coi là “cholesterol xấu” vì góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu.

+ Cholesterol HDL: được coi là “cholesterol tốt” vì giúp loại bỏ LDL ra khỏi máu.

+ Chất béo trung tính: được hình thành và phát triển khi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, lưu trữ trong các tế bào mỡ.

Cholesterol hiện diện trong các tế bào của cơ thể. Chất béo trung tính cũng có trong tế bào và trong chất béo ăn kiêng (chẳng hạn như chất béo trắng trong thịt, dầu và các sản phẩm từ sữa). Gan cũng sản xuất cholesterol và chất béo trung tính. https://uaemedia.com.vn

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu là định nghĩa đề cập đến mức cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của các chất béo có trong máu, như là: (2)

+ Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có mức độ cao

+ Lipoprotein mật độ cao (HDL) có mức độ thấp

+ Chất béo trung tính có mức độ cao

+ Mức LDL và chất béo trung tính cao (Cholesterol cao)

Những người có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL rất thấp có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn. Sự tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch, theo thời gian tiến triển hẹp nặng gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Phân loại

Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Nếu như rối loạn lipid máu nguyên phát là do di truyền, thì rối loạn lipid thứ phát là một tình trạng mắc phải (phát triển từ các nguyên nhân khác như béo phì, đái tháo đường,…).

natto21

Nguyên nhân nguyên phát:

Có nhiều dạng rối loạn lipid trong máu nguyên phát, như là:

+ Tăng lipid máu hay mỡ máu cao có tính chất gia đình: Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất ở cả cholesterol LDL cao và chất béo trung tính cao. Nếu bị tăng lipid máu có tính gia đình, người bệnh có thể phát triển những vấn đề này ở tuổi thiếu niên hoặc tầm 20 tuổi thường với tiền sử có cha hoặc mẹ có tình trạng rối loạn lipid cao.

+ Tăng cholesterol máu gia đình và tăng cholesterol máu đa gen: Cả hai đều được đặc trưng bởi cholesterol toàn phần cao.

+ Tăng apobetalipoprotein huyết gia đình: Tình trạng này đồng nghĩa hàm lượng apolipoprotein B cao (một loại protein và là một phần của cholesterol LDL).

Nguyên nhân thứ phát:

+ Lối sống tĩnh tại, ăn thừa quá nhiều calo

+ Bệnh lý nội khoa: Đái tháo đường, suy thận, suy gan

Tăng lipid máu có thể có nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu mắc phải tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc chất béo trung tính.

Triệu chứng rối loạn mỡ máu

Nhiều người phát hiện rối loạn nhưng không có triệu chứng rối loạn mỡ máu rõ ràng và thường được phát hiện bệnh trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Ngược lại, rối loạn mỡ máu cũng có thể gây ra một số bệnh tim mạch và có triệu chứng.

Các nguyên nhân rối loạn mỡ máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận:

+ Tức ngực, áp lực ở ngực hoặc đau ngực;

+ Hít thở khó khăn;

+ Đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai, lưng;

+ Tim đập nhanh;

+ Ngất xỉu.

Biểu hiện lâm sàng bệnh rối loạn mỡ máu

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số biểu hiện lâm sàng sau có thể giúp cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ ngay:

  • Huyết áp không ổn định

Một dấu hiệu dễ nhận biết là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sĩ để được thăm khám và phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu rõ ràng hiệu quả (nếu có).

Suy Tuyen Giap Do Roi Loan Mo Mau Lipid Mau Momaucao Online

Bệnh lý suy tuyến giáp có thể gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu thứ phát ở người bệnh

  • Chân đau, tê bì và lạnh

Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn. Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cần đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do rối loạn mỡ máu hay không.

  • Đau ngực

Có những người bệnh khỏe mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.

Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.

Dau Nguc Do Roi Loan Mo Mau Lipid Mau Momaucao Online

Triệu chứng đau ngực rất nguy với bệnh nhân bệnh rối loạn mỡ máu
 
  • Đột quỵ

Khi bị rối loạn mỡ máu, chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.

Khách Hàng Đối Tác

Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không? Bạn có đang mắc phải hay không?

Nếu bạn đang gặp một trong số tình trạng sau thì nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu sẽ cao hơn bình thường, bạn cũng có thể xem đây là một trong các nguyên nhân rối loạn mỡ máu ở chúng ta hiện tại:

+ Bệnh nhân đái tháo đường: đường huyết cao góp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc mạch máu;

+ Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ;

+ Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu;

+ Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì);

+ Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy;

+ Béo phì;

+ Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm;

+ Ít tập thể dục;

+ Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.

Beo Phi Gay Ra Roi Loan Mo Mau Momaucao Com

TÌnh trạng béo phì gây nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu
 
Và chắc chắn là rối loạn mỡ máu sẽ mang đến những rắc rối, biến chứng nguy hiểm về lâu dài, đặc biệt là những người đã có bệnh lý nền như rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường, người bị bệnh liên quan tim mạch. Bạn cần có những điều chỉnh ngay khi thấy có biểu hiện nhé.

Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn mỡ máu?

+ Để nói không với bệnh mỡ máu, cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, các loại thức ăn rán, phủ tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô…

Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ… Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:

+ Lúa mạch;

+ Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);

+ Blond psyllium (có trong vỏ hạt);

+ Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);

+ Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).

Cần hạn chế uống rượu, hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Tu Choi Bia Ruou Giam Roi Loan Mo Mau Momaucao Com

Người bệnh rối loạn mỡ máu nên hạn chế sử dụng rượu bia
 
Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần). Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất. Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý. Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa…

Những thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi. Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Cách phòng tránh rối loạn lipid máu

Nếu lo lắng về chứng rối loạn lipid máu, việc trao đổi với bác sĩ về cách phòng tránh là điều rất quan trọng. Trường hợp tiền sử gia đình bị cholesterol cao, những thế hệ sau cần chủ động chọn một cuộc sống lành mạnh để tránh những biến chứng sớm xảy ra.

Duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống khoa học cho tim; đồng thời tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá cũng là những cách phòng tránh rối loạn lipid máu hiệu quả.

Tap The Duc Giam Roi Loan Mo Mau Lipid Mau Momaucao Online

Tập thể dục giúp cơ thể đào thải và cân bằng lipid máu

Cách chăm sóc người bị rối loạn lipid máu

Mặc dù rối loạn lipid máu khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, nhưng vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách sống một lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc nếu cần. Hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Và duy trì chế đố ăn cho người bị rối loạn mỡ máu một cách hợp lý.

+ Bỏ thuốc lá

+ Ngủ đủ giấc

+ Giảm stress

+ Ăn thực phẩm lành mạnh hơn

+ Hạn chế uống rượu

+ Giữ cân nặng khỏe mạnh

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Hạn chế dầu mỡ, phủ tạng động vật, tăng cường ăn rau xanh.

Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ thời gian, liều lượng thuốc sử dụng như bác sĩ kê đơn, đảm bảo tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, khám lại định kỳ theo hẹn.

Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì?

Rối loạn mỡ máu nên ăn gì? Trong chế độ ăn uống cho người rối loạn mỡ máu nên sử dụng các loại thực phẩm bao gồm: trái cây tươi, rau xanh, chất xơ, đậu, lạc, dầu thực vật, cá giàu omega-3… giúp kiểm soát mỡ máu.

Cần lưu ý người bị rối loạn mỡ máu nên kiêng các loại thực phẩm như: đồ chiên rán, bơ, sữa nguyên kem, kem tươi, nước sốt chế biến sẵn, mỡ động vật, da gà, da vịt, nội tạng động vật (lòng lợn, bầu dục, gan, óc, tim), trứng, bánh nướng, bánh ngọt, sô cô la, mật ong, mứt, đường trắng, đồ uống có đường, rượu bia…

Ngoài ra nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, phải giảm cân nếu thừa cân. Cần điều trị tốt các bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giáp…

Bên cạnh đó phải luôn đảm bảo chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu trong quá trình điều trị theo phác đồ.

Rối loạn mỡ máu có chữa được không? Chữa ở đâu?

Rối loạn mỡ máu gây ra những biến chứng tim mạch như xơ vữa, tắc mạch máu ở não, tim hay tứ chi. Mỗi người sẽ có hàm lượng mỡ máu khác nhau, do đó tại Trung tâm, bệnh viện hiện tại của Việt Nam, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu trên từng cá nhân, dựa trên các đánh giá ở nguy cơ rối loạn lipid máu để điều trị đúng mức độ của người bệnh, tối ưu kết quả cuối cùng.

Mỗi ngày, người bệnh cần vận động, tập thể dục thể thao từ 30 – 60 phút, 5 – 7 ngày trong tuần để phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu. Mỗi người có cường độ hoạt động khác nhau nên cần tham vấn bác sĩ trước khi tập luyện.

Rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) dùng gì để ngăn ngừa?

Người bị rối loạn mỡ máu uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm như sau:

Nhóm sản phẩm Nattoenzym của Dược Hậu Giang gồm  NattoEnzym Red Rice công dụng là:

+ Hỗ trợ giảm cholesterol máu
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xây xẩm mặt mày do lưu thông máu kém.
+ Hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.
NattoEnzym Red Rice
Sản phẩm NattoEnzym 670FU công dụng là 
+ Hỗ trợ hoạt huyết dưỡng não (chức năng gần như 1 sản phẩm khác chuyên cho tuần hoàn máu não là hoạt huyết nhất nhất), tăng tuần hoàn máu.
+ Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
+ Giảm nguy cơ xây xẩm mặt mày do lưu thông máu kém.
+ Hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.

NattoEnzym 670FU

NattoEnzym 1000 dòng sản phẩm này có công dụng là:
+ Hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.
+ Hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê bì tay chân do thiểu năng tuần hoàn máu.

NattoEnzym 1000

XEM THÊM BLOG

Tại Hồ Chí Minh

Tại Đà Nẵng

Tại Hà Nội

Theo Thành Phố Mới Nhất

Theo Thành Phố Mới Nhất

4.8/5 - (556 bình chọn)